QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY
Giấy là một trong những loại vật liệu thiết yếu, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Với sự phát triển công nghệ hiện đại, để tạo ra nhiều loại giấy chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng lớn thì đòi hỏi các doanh nghiệp cần có quy trình sản xuất giấy chính xác. Vậy cụ thể quy trình sản xuất giấy được diễn ra như thế nào? Dưới đây là lời giải cùng thông tin cập nhật hữu ích.
1. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT GIẤY
Trước khi tìm hiểu về quy trình sản xuất giấy thì người dùng cần nắm rõ những nguyên liệu để sản xuất chúng. HIện nay, có nhiều nguyên liệu có thể được sử dụng để tạo ra giấy. Trong đó, phổ biến hơn cả vẫn là gỗ và các loại giấy tái chế. Dưới đây là cụ thể và từng loại nguyên liệu sản xuất giấy:
1.1 Gỗ
Đây là nguyên liệu hàng đầu, chủ yếu để tạo nên các loại giấy trên thị trường hiện nay. Gỗ là nguyên liệu sản xuất giấy lâu đời nhất, được lấy từ thân của nhiều loại cây, trải qua quá trình tách vỏ, lấy lõi rồi được nghiền nhỏ. Sau đó, thông qua nhiều bước tẩy rửa sạch sẽ thì chúng sẽ được sử dụng để kết hợp với nhiều loại chất phụ gia khác và tạo nên giấy.
Với nhu cầu sử dụng đang ngày càng tăng cao, công nghệ chế biến bột giấy cũng như quy trình sản xuất giấy được hoàn thiện, hiện đại,… nên hầu hết các loại cây hiện nay đều có thể được ứng dụng để sản xuất giấy. Tromg đó, một số loại cây gỗ phổ biến như: bạch đàn, dương, thông, sồi,… thậm chí một số loại tre cũng có thể được sử dụng để làm giấy.
Bên cạnh đó, quy trình sản xuất giấy từ gỗ hiện nay vẫn giữ nguyên vẹn theo những bước cơ bản nhưng chúng cũng có sự tham gia của nhiều loại thiết bị, máy móc, đảm bảo số lượng sản xuất được gia tăng gấp nhiều lần, tiết kiệm thời gian cũng như tạo sự chuyên nghiệp hoá,…
1.2 Giấy tái chế
Ngoài gỗ thì hiện nay giấy tái chế cũng là một trong những nguyên liệu được sử dụng để tạo ra giấy. Đây là các loại giấy đã qua sử dụng, được tập trung về nhà máy và được nghiền nhỏ, chế biến thàh bột mịn, loại bỏ những mực in, chất kết dính,… rồi được trộn với những chất phụ gia cụ thể để tạo nên hỗn hợp nguyên liệu cho quá trình sản xuất giấy.
Như vậy, có thể hiểu thì giấy tái chế cũng là loại giấy được làm từ gỗ nhưng chúng đã qua sử dụng nhiều lần, được thu mua và chế biến lại, tạo thành giấy mới và có thể tái sử dụng trong nhiều lần tiếp theo. Khi tìm hiểu về nguyên liệu sản xuất giấy thì người sử dụng sẽ hiểu rõ bản chất của từng loại, từ đó xác định quy trình làm giấy từ gỗ hay từ giấy tái chế phù hợp nhất.
2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY CÔNG NGHIỆP
Sau khi tìm hiểu về nguyên liệu sản xuất giấy thì nhiều người còn chưa hiểu quá trình tạo ra giấy như thế nào? Theo đó, quy trình sản xuất giấy công nghiệp, quy trình sản xuất giấy A4, túi giấy,… sẽ theo những bước cụ thể. Trong khi đó, một số dòng giấy lại được sản xuất theo những bước khác nhau.
Nhìn chung, quy trình sản xuất giấy bao gồm 4 giai đoạn: Làm bột giấy, bổ sung chất phụ gia, kéo giấy và cuối cùng là hoàn thiện giấy. Dưới đây là chi tiết từng bước trong các giai đoạn trên:
2.1 Làm bột giấy
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu gỗ thì bước đầu tiên trong quy trình sản xuất giấy chính là làm bột giấy (bột gỗ). Theo đó, với những loại gỗ tự nhiên thì đầu quá trình làm bột giấy sẽ trải qua những bước cơ bản sau:
- Bước 1: Bóc vỏ gỗ và chẻ nhỏ: Những khúc gỗ to sẽ được bóc hết phần vỏ bên ngoài và chia nhỏ thành nhiều mảng khác nhau trước khi bước vào quá trình nghiền hoá chất.
- Bước 2: Nghiền bột giấy bằng hoá chất và thiết bị cơ khí: Lúc này, người sử dụng dùng đến các loại cơ khí và phá vỡ hoá chất lignin để tạo ra bột giấy.
- Bước 3: Tiến hành làm sạch: Ở bước này, bột giấy sau khi được sàng lọc và sấy khô có thể sử dụng để chế biến thành bột giấy. Tuy nhiên, cần trải qua một vài bước xử lý tiếp.
- Bước 4: Xử lý cơ học: Ở bước này thì bột gỗ được mài thành màu trắng. Với bột gỗ màu nâu sẽ hình thành do cuống cây thấm ướt trước khi được mài và bột nhiệt cơ sẽ được sản xuất từ phế liệu gỗ và được băm nhỏ, bỏ bào ở các xưởng.
- Bước 5: Xử lý hoá học: Các mảnh gỗ sẽ được nấu lên bằng phương pháp tẩy trắng (có clo và không clo). Sau khi nấu khoảng 12 – 15 giờ đồng hồ thì thu được thành phẩm là sợi gỗ và cellulose tách ra khỏi thân gỗ. Bột gỗ sau nấu tiếp tục được đem đi tẩy trắng, sấy khô và trộn với các dung dịch đậm đặc để chảy qua trục lăn.
Có thể nói xử lý bột gỗ là bước vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất giấy. Bột được nghiền trong máy trước khi qua máy giấy. Trong máy nghiền lại chứa dung dịch bột giấy đậm đặc chảy qua trục lăn và dao được gắn cố định. Lúc này sợi sẽ được cắt, ép tuỳ theo sự điều chỉnh của dao.
2.2 Bổ sung chất phụ gia
Sau bước đầu tiên là sản xuất bột giấy thì tiếp đến việc sử dụng chất phụ gia bổ sung. Sau khi bột giấy trải qua quá trình đập, ép, tác động dưới máy dập thì những chất độn khác nhau sẽ đươc trộn thêm vào như cao lanh, phấn,hoá chất (oxit titan),… cụ thể như sau:
- Lượng phụ gia được dùng trong quy trình sản xuất giấy có thể lên đến 30%.
- Hợp chất phụ gia được thêm vào bột giấy thông thường bao gồm: Cao lanh (china calay), tinh bột, blano fixe, đi ô xít titan, phấn,…
Việc tập hợp các loại chất sẽ quyết định độ trong trẻo hay mờ đục của giấy. Đồng thời, giai đoạn này cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến độ nhẵn mịn hay sần sùi của giấy sau quá trình hoàn thiện. Việc bổ sung chất hồ như tinh bột trong thời điểm này cũng giúp giấy bóng hơn, điển hình một số loại giấy có độ bóng cao phải kể đến như couches, giấy bristol, catalogue,… Như vậy, bổ sung chất phụ gia là bước vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất giấy mà nhiều người nên chú ý.
2.3 Kéo giấy
Đây là bước thứ 3 trong quá trình làm giấy từ gỗ hay từ giấy phế liệu. Bột giấy sau khi được tẩy trắng, thông qua quá trình xử lý cơ học và hoá chất, được trộn thêm nhiều chất phụ gia thì sẽ đến bước bơm vào máy kéo giấy tự động. Bước này được tiến hành cụ thể như sau:
- Các tấm giấy mỏng được tạo thành trên máy kéo giấy.
- Dung dịch bột giấy sau khi được làm sạch nhiều lần sẽ chảy trên mặt lưới, phần lớn nước chảy ra ngoài, thoát đi và cấu trúc của tờ giấy được hình thành.
- Phía bên dưới lưới có đặt máy hút nước giúp quá trình thoát nước trở nên dễ dàng.
Như vậy, giấy công nghiệp được sản xuất sẽ bao gồm 2 mặt là mặt lưới và mặt láng. Sau bước trên, giấy sẽ được đem đi ép và sấy rồi tiếp tục ép và cuộn tròn. Đây cũng là bước cơ bản trong quy trình sản xuất giấy mà trong đó giấy đã cơ bản được sản xuất.
2.4 Hoàn thiện giấy
Sau các bước trên thì giấy sẽ được đem sấy khô và cuộn thành các cuộn lớn. Sau đó, các cuộn giấy này sẽ trải qua quá trình làm nhẵn, nén chặt hơn bằng máy cán giấy rồi cuối cùng cắt theo các kích cỡ khác nhau, tuỳ vào mục đích sử dụng. Như vậy, với trường hợp băn khoăn quy trình sản xuất giấy a4 thì tương tự những bước như trên, duy chỉ có bước cuối cùng là tiến hành cắt giấy theo khổ A4 đã định trước. Đây cũng là khổ giấy được sử dụng phổ thông hiện nay.
3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY CARTON
Mỗi loại sản phẩm đều có quy trình sản xuất khác nhau, trong đó giấy carton hay bìa/thùng carton cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số bước cơ bản trong quy trình sản xuất giấy carton mà nhiều người đang tìm hiểu.
3.1 Lựa chọn nguyên liệu giấy đầu vào
Đây là bước đầu tiên nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất giấy carton. Theo đó, người dùng cần nắm rõ nguồn gốc cũng như định lượng giấy. Theo đó, định lượng giấy cuộn đầu vào cần đảm bảo ( Đơn vị tính Lbs(Pound) hay cân Anh; 1Lbs = 0,45359237 kg) khối lượng giấy trên một diện tích m2. Như vậy, khi định lượng giấy càng cao thì chất lượng và độ bền càng tốt. Điều này cũng đồng nghĩa với giá thành của giấy cao hơn thông thường.
Giấy carton được cấu thành từ nhiều lớp ( 2, 3, 5,…lớp) và lớp bên ngoài sẽ thường có định lượng cao do chịu tác động nhiều hơn. Trong khi đó, lớp bên trong sẽ có định lượng thấp hơn. Tựu chung, mỗi lớp giấy carton sẽ có đặc điểm như sau:
- Lớp giấy vàng: Gọi chung là màu giấy thùng carton, đó là những cuộn giấy được sản xuất từ nhà máy làm giấy, có định lượng cao, độ cứng, bóng, bề mặt nhẵn hơn.
- Lớp giyas XEO: Có định lượng thấp hơn, giấy mềm, màu nâu hoặc trắng đục, thường được sử dụng ở mặt trong để tạo ra lớp sóng giấy và trong một số trường hợp thì chúng cũng được sử dụng làm mặt chính cho thùng carton giá rẻ.
Khi tìm hiểu về quy trình sản xuất giấy thì người sử dụng cần nắm rõ các loại giấy, đặc điểm của mặt giấy carton để có thể lựa chọn dòng giấy phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc. Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng, là tiêu chí mà người dùng (mua) giấy nên lưu ý.
3.2 Tạo sóng giấy
Đây là bước quan trọng trong quy trình sản xuất giấy với loại carton. Chúng cũng thể hiện đặc trưng cho dòng giấy carton so với các loại giấy thông thường khác. Việc tạo sóng (rãnh) giúp giảm lực khi bị tác động từ bên ngoài, tăng tính đàn hồi cũng như đáp ứng những yêu cầu sử dụng nhất định. Việc tạo ra những đường sóng uốn lươjn là cách tăng tính chịu lực cho thùng carton. Hiện nay, giấy carton được sử dụng phổ biến trên thị trường bao gồm 2 loại là: 3 lớp và 5 lớp. Việc tạo sóng sử dụng máy cùng dây chuyền dài có hệ thống đỡ, kéo, dán, dập sóng,…. các giấy cuộn tạo sự kết dính các lớp để ra thành phẩm.
3.3 Cắt giấy (xả khổ giấy)
Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất giấy carton đó là xả khổ giấy (hay còn gọi là cắt giấy). Máy sẽ chạy thành phần tấm 3 lớp, 5 lớp và cắt, cán đường gấp theo kích thước mà khách hàng đặt trước. Ở bước này, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành hiệu chỉnh thông số máy chạp giấy, máy sẽ chạy ra những tấm giấy carton theo đúng kích thước mà khách hàng đã đặt trước đó. Đây cũng là bước cuối cùng, hoàn thành quá trình sản xuất giấy loại carton.
4. MỘT SỐ THÔNG TIN BỔ SUNG
Bên cạnh thông tin về quy trình sản xuất giấy thì nhiều người còn chưa nắm bắt được những loại giấy thường hay được sử dụng và ít dùng hiện nay. Dưới đây là cập nhật một số thông tin bổ sung mà nhiều người có thể sẽ cần tìm đến:
4.1 Loại giấy thường được sử dụng trong in ấn?
Hiện tại, một số loại giấy thường được sử dụng trong in ấn ở nước ta bao gồm:
- Giấy duplex, giấy couche, giấy ford, giấy không tráng,…. Những loại này thường được sử dụng để in catalogue, in menu, in card,…
- Giấy mỹ thuật, giấy thấm nước.
- Giấy carton.
- Giấy kraft tái chế thường được sử dụng để làm túi giấy, bao thư,…
Bên cạnh đó, một số loại giấy ít được sử dụng trong ngành in ấn ở Việt Nam phải kể đến như: giấy mềm không in, giấy than, giấy dán tường, giấy nhám, giấy kim tuyến, giấy thơm,… Vì vậy, khi lựa chọn giấy thì người tiêu dùng nên cân nhắc để sử dụng loại phù hợp với mục đích nhất định.
4.2 Một số điều chưa biết về quá trình sản xuất giấy
Bên cạnh quy trình sản xuất giấy thì nhiều người chưa biết, tuy nguyên liệu sản xuất giấy phần lớn là gỗ nhưng ngành giấy lại không hề gây ảnh hưởng đến rừng. Thực chất, rừng cung cấp nguyên liệu để sản xuất giấy nhưng đa phần các loại cây gỗ được sử dụng đều là loại có tốc độ sinh trưởng nhanh và thời gian thu hoạch ngắn. Bởi vậy, việc tái trông cũng dễ dàng nên hoàn toàn không hề phá rừng để làm giấy như một số người lầm tưởng.
Bên cạnh đó, một số thống kê đã chỉ ra, có tới hơn 80% giấy được tái sử dụng. Đây cũng là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí, tài nguyên rừng cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Ngoài ra, những sản phẩm như ống hút, cốc,… được làm từ gỗ, đảm bảo nguyên liệu sạch nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khí sử dụng.
4.3 Giấy phế liệu có giá bao nhiêu? [Cập nhật]
Không chỉ quan tâm đến nguyên liệu sản xuất giấy, quy trình sản xuất giấy mà giá giấy phế liệu cũng được nhiều người chú ý. Dưới đây là bảng giá tham khảo một số loại giấy phế liệu phổ biến hiện nay:
Loại giấy | Giá tham khảo |
Giấy photo | 10.000 – 20.000 đ/kg |
Giấy báo | 5.000 – 12.000 đ/kg |
Giấy carton | 4.000 – 9.000 đ/kg |
Giấy hồ sơ | 8.000 – 10.000 đ/kg |
Giấy viết | 7.000 – 18.000 đ/kg |
Giấy là loại vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay, điển hình trong các văn phòng, trường học, cửa hàng in ấn,… Mức giá giấy phế liệu cũng tương đối rẻ, nguồn cung phong phú. Tuy nhiên, con người cũng nên sử dụng giấy tiết kiệm, đúng mục đích để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất giấy không bị cạn kiệt.