Tầm quan trọng của quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Sản xuất luôn là một khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị doanh nghiệp. Chính vì thế, quản lý sản xuất cũng chính là bộ phận rất quan trọng. Quản lý sản xuất giỏi sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong hoạt động sản xuất, giảm thiểu tối đa rủi ro, cắt giảm được nhiều chi phí không cần thiết. Cụ thể như sau:
- Giúp công ty có thể hoàn thành mục tiêu đề ra: Quản lý sản xuất giúp đề ra kế hoạch và giám sát quá trình thực hiện sản xuất để doanh nghiệp đạt được các chỉ tiêu bán hàng. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu sản xuất đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì chắc chắn sẽ mang về nhiều lợi nhuận cho công ty.
- Nâng tầm uy tín kinh doanh: Quản lý sản xuất cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Nếu hàng hóa sản xuất chất lượng tốt thì người tiêu dùng sẽ hài lòng và quay trở lại. Từ đó, củng cố và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp, có được vị thế trước đối thủ cạnh tranh, đưa doanh nghiệp đi lên tầm cao mới.
Nhân viên quản lý sản xuất chính là bộ phận rất quan trọng trong doanh nghiệp
- Giảm chi phí sản xuất: Có thể nói, chi phí sản xuất sẽ chiếm phần lớn trong chi phí của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, người quản lý sản xuất sẽ theo dõi và sử dụng các nguồn lực nhân công, nguyên vật liệu… một cách thận trọng, tránh đi sự lãng phí. Họ sẽ xem xét các sản phẩm lỗi thời, kịp thời ngừng sản xuất và giảm bớt đi các chi phí không đáng có.
Công việc của một nhân viên quản lý sản xuất là gì?
Nhiệm vụ chủ yếu của vị trí nhân viên quản lý sản xuất là:
- Giám sát quá trình sản xuất và lên lịch trình sản xuất.
- Đảm bảo về vấn đề chi phí sản xuất.
- Xác định được những nguồn lực cần thiết để quy trình sản xuất được đảm bảo.
- Phác thảo thời gian dự kiến hoàn thành công việc.
- Ước tính mức chi phí và thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng.
- Giám sát quy trình sản xuất, điều chỉnh lịch trình khi cần thiết.
- Lựa chọn và bảo trì thiết bị khi cần.
- Giám sát tiêu chuẩn sản phẩm và thực hiện các chương trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Làm việc và liên lạc với các bộ phận khác nhau như nhà cung cấp, quản lý.
- Làm việc với nhà quản lý để thảo luận và thực hiện các chính sách và mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đảm bảo quy trình sản xuất tuân thủ đúng tiêu chuẩn chất lượng về sức khỏe và an toàn.
- Giám sát hoạt động của đội ngũ công nhân, hiệu suất làm việc và đào tạo nhân viên.
4 Yếu tố và kỹ năng cần có của một nhân viên quản lý sản xuất
1 Hoạch định và tổ chức
Là một người quản lý sản xuất giỏi thì cần nắm vững được các yêu cầu, chỉ tiêu, đặc trưng của sản phẩm để từ đó có thể lên kế hoạch sản xuất phù hợp. Họ phải có khả năng lập kế hoạch cũng như tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo tính khoa học, chính xác và tính khả thi, từ đó đạt được hiệu suất cao trong công việc.
2 Am hiểu các công đoạn sản xuất
Quá trình sản xuất là sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, quản lý sản xuất cần phải có kiến thức chuyên môn cũng như am hiểu về mỗi công đoạn sản xuất để có thể xây dựng và áp dụng định mức lao động phù hợp nhất. Như vậy sẽ giúp đội ngũ sản xuất có thể làm việc hiệu quả nhất.
3 Kỹ năng quản lý
Đây là kỹ năng cơ bản cần có của bất kỳ một người làm công việc quản lý sản xuất nào. Bởi họ không chỉ quản lý công việc mà bạn còn phải có khả năng quản trị nhân lực.
Một nhân viên quản lý sản xuất thực thụ đòi hỏi cần phải có kỹ năng chuyên môn. Quan trọng là cần tìm hiểu về khuôn khổ, quy trình, tìm ra phương pháp hiệu quả, từ đó phát triển các chiến lược quản lý khác nhau. Đồng thời, họ cũng cần có khả năng xử lý, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh kịp thời để không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
4 Kỹ năng giao tiếp
Là bộ phận làm việc và kết hợp với nhiều bên khác nhau, vì thế, kỹ năng giao tiếp là điều thực sự quan trọng. Không chỉ giúp họ dễ dàng truyền đạt thông tin hiệu quả đến đội ngũ sản xuất cũng như ban lãnh đạo, mà còn giúp tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, hữu ích cho công việc. Từ đó, công việc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Mức lương của nhân viên quản lý sản xuất là bao nhiêu?
Hiện tại, mức lương trung bình của nhân viên quản lý sản xuất sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, kể đến như: năng lực, quy mô sản xuất, quy mô của doanh nghiệp,…
Bạn cũng có thể tham khảo mức lương trung bình của vị trí nhân viên quản lý sản xuất theo khảo sát sau:
- Mức lương thấp nhất là: 7.000.000 đồng/tháng.
- Mức lương trung bình: 12.000.000 đồng/tháng.
- Dải lương phổ biến là: 11.600.000 – 13.900.000 đồng/ tháng.
- Mức lương cao nhất là: 23.200.000 đồng/ tháng.
Tuy nhiên, sẽ có những vị trí quản lý sản xuất đặc biệt hơn, yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên môn hơn thì sẽ có mức thu nhập cũng sẽ cao hơn.
Ví dụ như:
- Vị trí nhân viên quản lý sản xuất chất lượng: có mức lương trung bình khoảng 35.600.000 đồng/ tháng.
- Vị trí phó phòng hoặc quản lý sản xuất: Mức lương trung bình sẽ khoảng 25.500.000 đồng/ tháng.